Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 600.000 VNĐ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỐ GẦN GŨI VỚI CON?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỐ GẦN GŨI VỚI CON?

Hiện nay trong đa số các gia đình, trẻ thường có xu hướng gần gũi, dễ nói chuyện với mẹ hơn là bố. Điều này có thể do bản thân các ông bố thường khó chia sẻ, cùng với công việc bận rộn ít dành thời gian chăm sóc con hơn mẹ, nên tự nhiên sẽ hình thành nên một khoảng cách giữa bố với con.

Vậy cần làm thế nào để trẻ gần gũi được với bố của mình?

Bố phải luôn SÁT CÁNH CÙNG CON:

- Dành thời gian cho con của mình:

Nếu chúng ta luôn tỏ ra cho con thấy là bố quá bận rộn, con sẽ cảm thấy mình không được quan tâm, coi trọng và sau này bất kể ta có nói thế nào đi nữa thì con cũng sẽ không muốn gần gũi với mình. Con của chúng ta lớn lên rất nhanh, những cơ hội một khi đã mất đi thì sẽ mất đi mãi mãi và con sẽ ngày càng trở nên xa lánh.

Các con sẽ không quan tâm đến việc bạn vừa được thăng chức ở công ty hay bạn sở hữu căn nhà đắt tiền nhất khu phố. Những gì mà bọn trẻ quan tâm là được cùng bạn ăn tối, xem ti vi vào ngày chủ nhật và cùng bạn đi ra ngoài vào một buổi tối trong tuần.

Hãy thêm khoảng thời gian dành cho con vào lịch của bạn. Hãy coi việc chơi với con là một công việc quan trọng như tất cả các công việc khác, thậm chí là một ưu tiên và bạn cần sắp xếp công việc khác để không ảnh hưởng tới thời gian này.

Hoặc nếu như bạn mệt mỏi đến mức không thể cùng con chơi bóng rổ, hãy thực hiện việc khác như nằm thư giãn xem một trận đấu bóng rổ hoặc bộ phim về đề tài bóng rổ cùng với con. Hãy tận dụng mọi cơ hội để thảo luận với con về những điều con đang cảm thấy, ví dụ khi xem phim về bóng rổ, con thích điều gì? Điều quan trọng là bạn có thể dành thời gian cho con một cách có chất lượng, chứ không phải ở bên con nhưng vẫn bận rộn đọc email hay trả lời tin nhắn công việc.

- Bên cạnh con những khoảnh khắc quan trọng:

Việc bên cạnh con những khoảnh khắc quan trọng chính là cách nhanh nhất để thu nhỏ đi khoảng cách giữa những ông bố với con của mình. Bởi đây là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất, ghi lại những dấu mốc quan trọng quan trọng nhất của con nên nếu bạn tham gia được thì chắc chắn trẻ sẽ rất vui và ghi nhớ rất lâu sau này. Và đương nhiên sau đó con sẽ rất vui vẻ, háo hức muốn gặp bạn nhiều hơn, từ đó mà cha con sẽ trở nên gần gũi hơn.

Bạn sẽ không biết rằng con bạn rất mong muốn bạn có mặt ở những thời khắc quan trọng đó như thế nào đâu. Vì vậy nếu bạn không tham gia được thì sẽ rất hối hận đó.

Lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên đạt được thành tích, ... hay thậm chí những dấu mốc nhỏ như là trong bữa ăn, lần đầu tiên con biết dùng đũa, cũng chính là những lúc quan trọng để bạn và con có thể gần gũi hơn.

- Dạy cho con những bài học đầu đời:

Những bài học đầu đời luôn là những bài học quan trọng nhất đối với con của chúng ta. Chính vì thế mà việc tự tay những ông bố dạy cho con những bài học không những giúp cho con cảm thấy thích thú vui vẻ mà cũng khiến cho con muốn gần bạn hơn và lâu dần con sẽ tin tưởng bạn hơn, sẽ tìm bạn mỗi khi chúng muốn học hỏi một điều gì đó.

Ví dụ như việc bạn cùng với con tập đi, tập chạy hay dạy cho con chơi thể thao cũng khiến cho tình cảm bố con đi lên. Hay việc bạn dạy con giao tiếp, cùng trao đổi với nhau cũng chính là cách mà con sẽ nói chuyện với bạn sau này.

Bố hãy trở thành TẤM GƯƠNG để con noi theo:

- Làm gương cho con:

Hãy trở thành một tấm gương sáng để con bạn học tập và noi theo. Điều này sẽ giúp cho con bạn hình thành thói quen tốt cũng như coi bạn là một người để học hỏi.

Ví dụ như nếu bạn muốn con tập trung trong việc ăn uống thì bạn cũng nên ngồi ăn mà không sử dụng điện thoại.

- Tôn trọng những người xung quanh:

Hãy dạy trẻ về tình yêu gia đình và mối quan hệ xung quanh. Hãy dạy con biết yêu thương mọi người thông qua chính hành động của mình. Trẻ như một tờ giấy trắng thẩm thấu mọi điều chúng nhìn và cảm nhận được trong cuộc sống. Chính vì thế hãy trẻ bằng việc cho trẻ nhìn thấy bạn cũng đang tôn trọng những người xung quanh.

- Dám nhận lỗi:

Ai sai người đó phải nhận lỗi, bạn đừng đổ cho việc bạn là người lớn nên không cần phải xin lỗi. Điều đó sẽ để lại một ấn tượng xấu trong con bạn và sẽ làm cho chúng nghĩ rằng mình cũng có thể làm vậy.

Và đương nhiên nếu như bạn làm sai điều gì với con mình mà không nhận lỗi thì chắc chắn rằng con bạn sẽ cảm thấy ghét và trở nên xa cách với bạn.

Hãy trở thành một người bố LUÔN THẤU HIỂU:

- Chấp nhận rằng đó là con bạn chứ không phải bạn:

Bạn đừng có ý muốn áp đặt con bạn vào bất cứ vị trí nào mà bạn cảm thấy yêu thích. Bởi vì đấy chỉ đơn giản là mong muốn của bạn chứ không phải là của con bạn. Con sẽ có những sở thích, ước mơ riêng, nên việc quan trọng là bố hãy khuyến khích động viên con, thay vì áp đặt, cưỡng ép con theo sở thích, hướng đi mình mong muốn. Nếu bạn can thiệp quá sâu vào cuộc sống của các con, chúng sẽ bực tức và không muốn chia sẻ với bạn. Hãy để các con tự đưa ra quyết định bằng việc cho con cơ hội trở nên độc lập và cởi mở.

- Lan tỏa tình yêu thương của mình đến con:

Hãy thể hiện rằng bạn luôn luôn dành tình yêu thương cho chúng, kể cả những lúc bạn phạt chúng cũng là vì muốn tốt cho chúng. Điều này không những làm mối quan hệ của bạn với được kéo lại gần nhau hơn mà còn là một bài học để con bạn cũng mang tình yêu thương đó đến với những người xung quanh.

- Thấu hiểu cho suy nghĩ của con:

Bạn hãy thấu hiểu cho suy nghĩ của con mình, hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của con để nghĩ xem trong trường hợp này phải như thế nào rồi từ đó mới đưa ra lời khuyên chính xác, phù hợp.

Cuộc sống của con bạn cũng có nhiều áp lực, từ anh chị em, bạn bè ở trường đến thầy cô hay những người xung quanh. Hãy giúp con hiểu mong muốn và biết nhìn nhận khả năng lẫn giới hạn của bản thân. Bạn cũng có thể giúp con đặt ra những mục tiêu vừa sức. Khuyến khích con phát huy hết tiềm năng nhưng tránh việc ép con phải đạt được những gì bạn từng có hoặc mong đợi con sẽ hoàn thành ước mơ của bạn.

Dẫu vậy, đôi lúc bố cũng cần phải KHIÊM KHẮC:

- Thưởng phạt phù hợp:

Người cha nghiêm khắc không chỉ biết đưa ra hình phạt khi con phạm phải sai lầm, mà còn biết khen thưởng khi con làm tốt việc gì đó để khuyến khích con lặp lại những điều tốt đẹp. Mỗi khi con đạt được thành tích tốt trong học tập, biết giúp đỡ em nhỏ hoàn thành bài tập khó, hoặc đủ chững chạc để không tham gia một trận cãi nhau, hãy nói rằng bạn tự hào về con, đưa con đến quán ăn yêu thích hoặc làm bất kỳ điều gì để thể hiện việc bạn đánh giá cao hành động tốt đẹp của con.

- Không quát tháo hay sử dụng bạo lực:

Bạn sẽ cảm thấy tức giận vì cách hành xử của con, nhưng việc quát tháo không phải là giải pháp hữu ích.

Trong khi tức giận, bạn nên tránh đánh đập, gây tổn thương cho các con. Việc này ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn cảm xúc của con và khiến chúng tránh né bạn. Nếu các con cho rằng bạn có xu hướng bạo lực, chúng sẽ không muốn bày tỏ suy nghĩ và không muốn ở bên bạn.

Và một điều quan trọng rằng cho dù có bất cứ điều gì xảy ra bạn hãy cùng con giải quyết bằng “nụ cười” chứ đừng bằng “nước mắt” hay sự “đau đớn”. Hãy để cho con cảm nhận năng lượng tích cực cũng như sự lạc quan từ bạn.

Hanin tin rằng mỗi ông bố đều luôn luôn muốn được gần gũi với con của mình hơn mà chưa biết cách. Sau bài viết này, chắc hẳn những ông bố cũng đã rút ra cho mình những bài học để thay đổi bản thân.

← Bài trước Bài sau →