Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 600.000 VNĐ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA RAU - CỦ - QUẢ ĐỐI VỚI TRẺ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA RAU - CỦ - QUẢ ĐỐI VỚI TRẺ

Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo rau củ quả là thành phần quan trọng của một chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là đối với bé đang ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển.

VAI TRÒ CỦA RAU – CỦ - QUẢ

1. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt:

- Chất xơ trong rau củ quả giúp kích thích khả năng hoạt động của đường ruột, ngừa táo bón, tăng khả năng loại các chất độc hại đối với cơ thể.

- Các chất hóa thực vật giúp trung hòa và loại bỏ những sản phẩm oxy hóa dư thừa có hại cho cơ thể.

- Chất xơ prebiotic giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng hấp thu các dưỡng chất.

2. Hỗ trợ hệ miễn dịch:

Ăn đủ đa dạng rau củ quả mỗi ngày giúp bé nhận đủ vitamin, chất khoáng, chất xơ và các chất hóa thực vật.

- Các chất hóa thực vật là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

- Vitamin và chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Thiếu vitamin & chất khoáng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng của cơ thể, bé xanh xao thiếu máu, hệ miễn dịch suy yếu dễ nhiễm trùng.

3. Bộ não khỏe mạnh, tăng khả năng tập trung học hỏi:

- Rau củ quả cũng là nguồn cung cấp Glucose, là “nhiên liệu” duy nhất cung cấp năng lượng cho tế bào não.

- Chất xơ trong rau củ quả giúp glucose trong bữa ăn được phóng thích từ từ, ổn định nguồn năng lượng cho não bộ, giúp bé tăng khả năng tập trung học hỏi.

- Các chất hóa thực vật – hay còn gọi là chất chống oxi hóa - giúp trung hòa độc chất với não, chống các tác nhân gây oxy hóa tế bào não, bảo vệ não khỏe mạnh

- Các vitamin giúp tăng chỉ số thông minh IQ của bé.

4. Hệ xương chắc khỏe, phát triển tiềm năng chiều cao:

- Rau củ quả còn cung cấp chất khoáng tạo xương như canxi, phốt pho, kẽm, đồng, magiê, mangan…

- Vitamin C và collagen giúp kết dính các thành phần của xương.

- Vitamin kích thích tạo xương, chất hóa thực vật giúp tăng cường sức khỏe xương, giúp bé phát triển tối đa tiềm năng chiều cao.

- Chế độ ăn giàu rau củ quả giúp ngăn ngừa tình trạng thải canxi qua nước tiểu, phòng ngừa tình trạng mất xương và đã được chứng minh cải thiện mật độ xương ở tuổi trưởng thành.

5. Bảo vệ sức khỏe lâu dài:

Giúp giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, giảm nguy cơ ung thư, đái tháo đường tuýp 2 … về sau.

MỘT SỐ CÁCH TẬP ĂN RAU – CỦ - QUẢ CHO BÉ

  • Mẹ nên sơ chế rau, củ bằng cách thái hạt lựu hoặc xay qua loa cho con, khi bé ăn bé có thể tập nhai và làm quen dần với từng loại rau, củ, con sẽ không sợ hay ghét ăn rau. Lúc con mới ăn dặm, sợ bé bị hóc mẹ có thể xay nhuyễn, nhưng khi bé lớn tầm 1 tuổi rồi, mẹ không nên xay nhuyễn mịn.
  • Mẹ không nên lọc lấy nước rau mà nên cho bé ăn cả phần rau để bé nạp đủ chất xơ cho cơ thể. Mẹ nên thay đổi rau, củ đa dạng hơn mỗi ngày cho con, tạo cho bé cảm giác mới mẻ. Như vậy bé sẽ thấy thích thú hơn, so với việc cứ ăn mãi một loại rau, củ thật nhàm chán.
  • Mẹ đừng mắng hay dọa nạt quá mức khi con không chịu ăn, hãy nhẹ nhàng, tạo niềm vui cho con thì con sẽ chịu khó nghe lời mẹ hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên để ý xem con thích ăn rau gì, đừng chỉ ép con ăn rau theo ý mẹ, bé sẽ thích hơn khi mẹ quan tâm đến sở thích của bé.

Người lớn làm gương cho bé

Thói quen của bé chính là “tấm gương” phản chiếu lối sống của cha mẹ. Bé sẽ không đồng ý ăn các loại rau quả nếu cha mẹ ghét rau và chỉ ăn đồ chứa nhiều đường và chất béo…

Vì vậy, cha mẹ hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để trở thành một tấm gương sáng, giúp tập cho bé ăn rau củ quả thành một thói quen.

”Thiết kế” rau, củ thật bắt mắt

Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật… hoặc bất kỳ hình nào bé thích để tạo hình các loại củ (như cà rốt, củ cải trắng, su hào….) rồi đem nấu thành súp hoặc bất kỳ món nào bé mê…

Để bé nhìn thấy bạn bè ăn rau ngon lành

Nên cho bé cùng đi với bạn đồng trang lứa và có khả năng ăn tốt, ăn giỏi. Khi đến giờ ăn thì cả mẹ và bé đều ăn cùng. Chú ý là các mẹ nên làm cơm hộp cho bé đủ màu sắc và hình dáng, mục đích là để hấp dẫn thị giác của bé trước. Khi ăn cùng với bạn, nếu bé thấy bạn ăn giỏi và ăn tất cả mọi thứ, kể cả loại bé không thích thì bé cũng sẽ bắt chước bạn.

Cho bé ăn món bé thích đầu tiên trong bữa ăn

Mẹo ở đây chính là cha mẹ phải cùng ăn với con và luôn miệng nói “ôi ngon quá” để kích thích tính tò mò của bé. Sau đó có thể đem món bé không thích ra. Lúc đầu bé sẽ có thể không ăn, nhưng sau đó vì tò mò, hoặc lần 2, 3… bé sẽ “thử” múc món ăn mình không thích và trộn chung với món ăn mình thích để ăn thử. Lúc này mẹ có thể đem món bé “cực thích” ra xem như phần thưởng dành cho bé.

CÁC LOẠI RAU – CỦ - QUẢ NÊN VÀ KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN

NÊN:

Khoai tây, Khoai lang, Củ cải vàng, Bí ngô – bí đỏ, Cà rốt

Bông cải xanh – súp lơ, Đậu cove, các loại đậu hạt, Ngô, Cà chua

Đu đủ, Táo, chuối, đào

KHÔNG NÊN: Sắn, dưa chua

Với những thông tin trên, Hanin hy vọng rằng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để giúp bé ăn được rau-củ-quả và phát triển cơ thể toàn diện. Chúc các mẹ thành công!

← Bài trước Bài sau →